Hai tác phẩm ‘khác’ của Keigo Higashino

Nếu là một người chăm đọc sách, đặc biệt là yêu thích thể loại trinh thám, thì mình khá chắc là bạn đọc đã quen thuộc với cái tên Keigo Higashino – một trong những nhà văn trinh thám được yêu thích và biết đến rộng rãi nhất ở Việt Nam. Bên cạnh việc luôn có một cốt truyện chặt chẽ, mạch lạc và đôi khi là một cú twist đầy bất ngờ và thỏa mãn đón đợi người đọc ngay khi họ không ngờ nhất, theo mình các tác phẩm của bác Keigo có thể tạo nên dấu ấn mạnh mẽ đến vậy là nhờ việc chúng luôn mang một ý nghĩa ẩn dưới những câu chuyện về án mạng ấy.

Không phải là biện hộ cho tội ác, nhưng dường như mỗi kẻ sát nhân trong truyện của bác Keigo đều đã từng là những con người lương thiện với cuộc sống bình thường như bao người, cho đến khi họ hoặc là bế tắc nhất thời hay trong phút chốc mất hết niềm tin vào người họ yêu thương nhất và có những quyết định hay hành động không thể cứu vãn. Từ huyền thoại ‘Phía sau nghi can X’ cho đến tác phẩm mới nhất mình đọc là ‘Án mạng mười một chữ’, tất cả những điều trên vẫn không đổi và Keigo Higashino cứ thế đã dần trở thành một cái tên bảo chứng cho những tác phẩm trinh thám chất lượng.

Nếu bạn cũng ấn tượng với tình người được gài gắm khéo léo trong các tác phẩm trên hay ấn tượng với cách đặt vấn đề về những góc nhìn trong cuộc sống của bác Keigo, mình muốn giới thiệu hai cuốn sách tuy không có trọng tâm là trinh thám nhưng lại thể hiện rõ nhất tài năng của nhà văn trong mảng đó: Thư và Đơn Phương. Trong khi Thư là một áng văn đầy bí bách, ngột ngạt với những nét vẽ trần trụi về một bi kịch không đáng có có thể khiến bạn ngay lập tức downmood khi đọc, thì Đơn Phương lại là một tác phẩm với nhiều tầng nghĩa cũng như góc nhìn hiện đại về chủ đề giới tính mà có lẽ khi đọc xong sẽ còn mất thêm nhiều giờ để suy ngẫm.

Bạn yên tâm, cả hai cuốn sách vẫn có án mạng, vẫn có twist nhưng sẽ không tập trung vào khai thác và tìm hiểu cách thức thực hiện án mạng của hung thủ mà thay vào đó là đi sâu vào phân tích và khắc họa những con người, do vô tình hay cố ý, vướng vào những vụ án mạng ấy để rồi cuộc sống của họ sẽ thay đổi mãi mãi. 

Có một điều đặc biệt là cả hai cuốn sách trên đều không phải do Nhã Nam phát hành, và mình nghĩ một phần có lẽ vì chúng không phải gu của phần đông người đọc và nội dung của hai tác phẩm cũng phần nào không nhất quán với những cuốn đã được phát hành trước đó của NXB. Nhất là khi bạn là fan của tiểu thuyết trinh thám và luôn chờ đón những cốt truyện kịch tính hơn, Thư và Đơn Phương có thể phần nào khiến bạn thất vọng. Tuy nhiên, không kịch tính không có nghĩa là không hay, không sâu sắc. Bộ đôi này có thể không ngay lập tức làm bạn mê mẩn, có thể sẽ khiến bạn nản lòng giữa chừng, nhưng nếu bạn đủ kiên trì mà đọc hết, thì mình khá chắc những gì còn đọng lại trong bạn cũng sẽ chẳng thua kém những huyền thoại trinh thám kia là bao đâu. 

*Review chi tiết của mình về cuốn “Đơn Phương”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

%d bloggers like this: